Giao lưu văn hóa Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ

Trong khi "nói chuyện" được cho rằng mang tính truyền thống thì giao tiếp phi ngôn ngữ lại chứa đựng những ý nghĩa mang tính biểu tượng và chính xác cao, tương tự như giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên giao tiếp phi ngôn ngữ lại thể hiện thông qua việc sử dụng các cử chỉ, thay đổi của tư thế và thời gian giao tiếp.[33] Sắc thái đối với các khía cạnh khác nhau của giao tiếp phi ngôn ngữ được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Những khác biệt này thường dẫn tới việc bất đồng giao tiếp giữa những người có nền văn hóa khác nhau, mặc dù họ không có ý xúc phạm. Sự khác biệt có thể dựa trên sự ưu tiên trong phương thức giao tiếp, ví dụ như người Trung Quốc, những người thường thích sự yên lặng sau khi giao tiếp bằng lời nói.[34]:69 Sự khác biệt thậm chí còn dựa trên cách mà nền văn hóa nhận thức về dòng chảy thời gian. Dòng thời gian, cách mà con người khiểm soát thời gian, có thể được nhận thấy bằng hai cách: phức thời, nghĩa là một người thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc, thường phổ biến ở Ý và Tây Ban Nha hoặc đơn thời, khi một người chỉ thực hiện một hành động tại một thời điểm, thường phổ biến ở Mỹ.[35]:422 Bởi giao tiếp phi ngôn ngữ có thể đa dạng nhờ vào những hệ cử chỉ, ánh mắt, trang phục, tư thế, phương hướng hoặc thậm chí cả những dấu hiệu đến từ môi trường xung quanh ví dụ như ánh sáng – cho nên có rất nhiều khía cạnh trong sự khác biệt văn hóa.[36]:8

Cử chỉ

Cử chỉ thật sự sinh động giữa các nền văn hóa trong cách mà nó được sử dụng cũng như ý nghĩa mà chúng biểu thị cho. Một ví dụ phổ biến là chỉ tay. Ở Mỹ, chỉ tay là cử chỉ của một ngón tay hoặc cả bàn tay để xác định hoặc nghĩa là "hãy tới đây" khi gọi một chú chó. Nhưng chỉ tay bằng một ngón tay cũng có thể bị coi là hành động thô lỗ với một vài nền văn hóa. Những người thuộc nền văn hóa Á châu thường dùng cả bàn tay để trỏ một thứ gì đó.[37] Một vài ví dụ khác có thể được nhắc tới như việc bạn thè lưỡi của mình ra. Ở các nước châu Âu, đó có thể bị xem là một sự nhạo bang, nhưng ở Polynesia nó lại được dùng như lời chào hỏi hoặc biểu hiện của sự tôn kính.[35]:417 Vỗ tay là cách để tán thưởng tại Bắc Mỹ, tuy nhiên ở Tây Ban Nha đó lại là cách để gọi phục vụ bàn trong nhà hang. Cũng tồn tại sự khác biệt khi gật đầu và lắc đầu để xác định sự đồng thuận hay bất đồng. Những người Bắc Âu gật đầu theo hướng lên và xuống để nói "có" và lắc đầu từ bên này qua bên kia để nói "không". Thế nhưng người Hy Lạp lại có ít nhất ba nghìn năm sử dụng việc hất đầu lên trên để thế hiện sự từ chối và cúi đầu xuống thể hiện sự đồng ý.[35]:417 Cũng có rất nhiều kiểu vẫy chào tạm biệt: Người Mỹ hướng lòng bàn tay ra phía ngoài và vẫy tay từ bên này qua bên kia, người Ý thì hướng lòng bàn tay về phía trong và chỉ ngón tay về phía người đối diện, người Pháp và người Đức thì đưa tay bàn tay theo chiều ngang, và chuyển động ngón tay theo hướng người rời đi. Đồng thời, có một chú ý quan trọng rằng các cử chỉ thường được sử dụng trong trường hợp ít mang tính trang trọng và được sử dụng nhiều ở trẻ nhỏ.[35]:417 Also, it is important to note that gestures are used in more informal settings and more often by children.[35]:417

Biểu cảm

"Đối với nhiều nền văn hóa, ví dụ như văn hóa Ả Rập hay I-ran, người ta thường dễ dàng thể hiện sự đau buồn. Họ than than khóc thành tiếng, trong khi các nền văn hóa châu Á lại có quan niệm chung rằng cảm xúc không nên thể hiện một cách công khai."[38] Đối với các nước Phương Tây, tiếng cười là dấu hiệu của sự giải trí, nhưng ở một số vùng của châu Phi, tiếng cười là một dấu hiệu của sự ngạc nhiên hay bối rối.[35]:417 Trong từng nền văn hóa, cảm xúc được biểu hiện khác nhau.[39] Người Mỹ bản địa có xu hướng dè dặt và ít bộc lộ cảm xúc hơn.[40]:44 Việc tiếp xúc cơ thể thường phổ biến với người Trung Quốc; Tuy nhiên, những hành động như đụng chạm, vuốt ve, ôm hoặc hôn nhau lại ít gặp và ít thể hiện công khai ở Mỹ.[34]:68

Hành động phi ngôn ngữ 

Theo Matsumoto và Juang, những hành động phi ngôn ngữ của những người khác nhau chỉ ra những kênh giao tiếp quan trọng. Hành động phi ngôn ngữ nên phù hợp và hài hòa với thông điệp được thể hiện, nếu không sẽ xảy ra sự mơ hồ.[8] Ví dụ như một cá nhân thông thường không nên mỉm cười và có cử chỉ phóng khoáng khi đề cập đến một thông điệp buồn. Tác giả chỉ ra rằng việc nhận thức về giao tiếp phi ngôn ngữ là rất quan trọng, đặc biệt là khi so sánh những cử chỉ, ánh mắt và giọng nói giữa các nền văn hóa. Văn hóa Mỹ La tinh khích lệ những lời nói lớn kèm cử chỉ, văn hóa Trung Đông lại tương đối khiêm tốn trước công chúng và không biểu lộ nhiều. Trong các nền văn hóa, những nguyên tắc khác nhau được hình thành đối với việc ngắm nhìn hay nhìn chăm chú. Phụ nữ có thể đặc biệt tránh né giao tiếp bằng mắt với nam giới vì đó có thể hiểu như một dấu hiệu của ham muốn tình dục.[37] Trong một vài nền văn hóa, ánh nhìn chăm chú được cho là biểu hiện của tôn trọng. Với văn hóa Phương Tây, ánh nhìn chăm chú thể hiện sự tập trung và sự chân thật. Trong văn hóa Tây Ban Nha, châu Á, Trung Đông và Mỹ bản địa, giao tiếp bằng mắt có thể bị coi là thô lỗ hoặc thiếu tôn trọng, thiếu sự giao tiếp bằng mắt không có nghĩa là ai đó không tập trung. Giọng nói cũng là một phạm trù biển đổi theo các nền văn hóa. Phụ thuộc vào nền văn hóa có mang tính hướng ngoại hay không mà các biến thể của giọng nói có thể miêu tả những phản ứng khác nhau.[41]

Khoảng cách vật lý được chấp nhận cũng có sự khác biệt lớn trong giao tiếp phi ngôn ngữ giữa các nền văn hóa. Với người Mỹ La tinh và người Trung Đông khoảng cách vật lý được chấp nhận ngắn hơn rất nhiều so với đa số người châu Âu và người Mỹ có thể cảm thấy thoải mái. Đó là lý do tại sao người Mỹ và người châu Âu cảm thấy bị người khác xâm chiếm không gian cá nhân của minh khi đứng quá gần, trong khi những người khác lại tò mò vì sao người Mỹ/người châu Âu lại đứng xa họ.[42] Ngoài ra, đối với người Mỹ La tinh, Pháp và Ả Rập khoảng cách giữa con người gần hơn rất nhiều so với người Mỹ; thông thường với những nhóm có khoảng cách gần, khoảng cách giữa người yêu là 30 cm, từ 45 cm đến 1.2m là khoảng cách cho gia đình và bạn bè và từ 1.2m đến 3.6m đối với người lạ.[35]:421 Ngược lại, đa phần người Mỹ bản xứ duy trì khoảng cách để bảo vệ bản thân.[40]:43

Giáo dục trẻ em trong cộng đồng bản xứ Mỹ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được dùng phổ biến như một cơ sở để học tập trong cộng đồng người Mỹ bản xứ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là cốt lõi của sự tham gia hợp tác trong các hoạt động chia sẻ, ví dụ như trẻ em trong cộng đồng bản xứ Mỹ sẽ học cách tương tác bằng cách sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ thông quan việc quan sát những người trưởng thành.[33] Giao tiếp phi ngôn ngữ cho phép một sự quan tâm liên tục bằng sự quan sát và các tín hiệu tới người học khi sự tham gia là cần thiết. Trong nghiên cứu đối với trẻ em Mỹ gốc Mê-xi-cô (được coi là có gốc bản xứ) và trẻ em Mỹ gốc châu Âu trong các đoạn băng về sự hợp tác của trẻ em mà không hề nói chuyện đã chỉ ra rằng trẻ em Mỹ gốc Mê-xi-cô giống như đang có nhiều hành động hợp tác hơn, có nghĩa là những đứa trẻ trong đoạn bang này đang "nói bằng bàn tay và ánh mắt của chúng".[43]

Tính chất chủ đạo của kiểu giáo dục bằng giao tiếp phi ngôn ngữ là trẻ em có cơ hội được quan sát và tương tác với tất cả các phần của hoạt động.[44] Nhiều trẻ em bản xứ Mỹ thường tiếp xúc gần gũi với người lớn và số còn lại thậm chí thể hiện những hành động một cách thuần thục. các vật dụng và nguyên liệu trở nên quen thuộc với trẻ em giống như là những hoạt động đó là một phần bình thường của cuộc sống hàng ngày. Giáo dục được hoàn thiện trong một môi trường bối cảnh hóa hoàn toàn chứ không phải một bài giảng thiết kế sẵn.[44] Ví dụ như sự tham gia trực tiếp của những trẻ em Muzahua thực hiện tại các phiên chợ được sử dụng như một kiểu tổ chức tương tác qua lại dành cho việc giáo dục mà không có hướng dẫn bằng ngôn ngữ. Trẻ em học cách làm thế nào để chạy một quầy hàng, tham gia vào việc chăm sóc và các trách nhiệm cơ bản thông qua những hoạt động phi định hướng, với đầy đủ động lực để tự nguyện tham gia vào bối cảnh. Việc không hướng dẫn hay định hướng trẻ em một cách rõ rang dạy chúng cách phối hợp trong một nhóm cộng tác nhỏ để giải quyết một vấn đề thông qua sự đồng thuận và chia sẻ không gian.[44] Sự độc lập nhưng đoàn kết trong thực hành của người Mazahua chỉ ra rằng các hoạt động tương tác hàng ngày và những hoạt động ngoại khóa tạo nên sự đồng hóa bắt nguồn từ những kinh nghiệm xã hội phi ngôn ngữ. Bằng cách tham giam mỗi ngày vào các hoạt động tương tác, chúng đồng thời học được ý nghĩa văn hóa của những tương tác này.[44] Kinh nghiệm của trẻ em đối với các tương tác xã hội có tổ chức bằng cách phi ngôn ngữ giúp hình thành quá trình đồng hóa.[44]

Tại Tzotzil, trẻ nhỏ người Zinacantec giao tiếp với những người chăm sóc chúng thông qua những phương tiện phi ngôn ngữ mà được tổng hợp chung vào cơ cấu của xã hội cộng đồng, và cho chúng cơ hội được là một nhân tố xã hội tham gia vào cộng đồng.[45] Trẻ nhỏ được tham gia vào cuộc nói chuyện giữa người lớn bằng cách giải thích bằng ngôn ngữ không lời của đứa trẻ, và chúng là một thành viên bên ngoài đồng thời được cả hai người hay cả tập thể giao tiếp hướng đến. Sự tham gia này của trẻ nhỏ trong những cuộc đối thoại của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển của chúng trong những cộng đồng này, giống như chúng có thể đảm đương một vai trò tích cực trong học hỏi từ lúc bập bẹ.

Trông một số cộng đồng bản xức Mỹ, có thể thấy rằng lý do chính của trẻ em khi lao động tại nhà là để cùng gia đình xây dựng sự đoàn kết, cũng giống như cách mà chúng khát khao xây dựng một quân đội với cộng đồng của mình.[46] Đa số trẻ em bản xứ học được tầm quan trọng của việc đặt những công việc này dưới dạng giao tiếp phi ngôn ngữ. Bằng chứng của việt này có thể thấy được thông qua nghiên cứu trường hợp trẻ nhỏ được hướng dẫn các nhiệm vụ gấp giấy bằng cách quan sát tư thế và ánh mắt của những người hướng dẫn.[47] Điều này được phản ánh thông qua gia đình và cộng đồng, giống như trẻ đang chờ đợi tín hiệu nào đó từ những người khác để phối hợp và cộng tác.

Sự hợp tác được nhắc đến trong phong cách giáo dục "Học hỏi bằng quan sát và cùng hợp tác".[48] Các khía cạnh nổi bật đặc tính của sự hợp tác chính là sự phối hợp linh hoạt của một tập thể, hòa trộn các ý tưởng, các kiến nghị và tiến độ. Rất nhiều cộng đồng bản xứ có phong cách giáo dục này, và trẻ em với người lớn làm việc sát cánh như những đồng nghiệp. Trẻ em có thể hoàn thành một loạt các trách nhiệm bởi phụ huynh cho phép chúng tự do tham gia vào các công việc của người lớn ngay từ khi còn nhỏ. Ví dụ như những đứa trẻ nhập cư Mỹ thực hiện việc phiên dịch cho gia đình và thể hiện sự tự hào đối với sự đóng góp và định hướng hợp tác với cha mẹ của mình. Bằng việc tạo cơ hội để trẻ chứng minh tinh thần làm việc của mình, những người bản xứ thường nhìn nhận những đóng góp và sự cộng tác từ trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những sáng kiến của chúng trong các bài học về sử dụng ngôn ngữ khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể từ khi còn nhỏ.[49]

Một khía cạnh của giao tiếp phi ngôn ngữ là hỗ trợ truyền đạt những ý nghĩa chính xác và mang tính biểu tượng "đặt trong bối cảnh". Ý tưởng về việc nhiều trẻ em trong cộng đồng bản xứ Mỹ tham gia chặt chẽ vào các nỗ lực của cộng đồng, về cả mặt không gian và các mối quan hệ, giúp giao tiếp phi ngôn ngữ chứng minh rằng từ ngữ không phải lúc nào cũng cần thiết. Khi mà trẻ em liên quan mật thiết với bối cảnh của nỗ lực như một người tham gia tích cực, sự hợp tác dựa trên chia sẻ sự tham khảo, điều giúp cho phép, duy trì và phát triển giao tiếp phi ngôn ngữ.[50] Ý tưởng về "sự gắn kết bối cảnh" cho phép giao tiếp phi ngôn ngữ trở thành mộ phương tiện giáo dục phổ biến với cộng đồng người Mỹ bản xứ vùng Alaska (Athabaskans và Cherokee). Bằng cách quan sát các tương tác xã hội đa dạng của gia đình và cộng đồng, sự tham gia của xã hội chủ yếu là thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ. Ví dụ như khi trẻ em diễn đạt suy nghĩ hay ngôn từ bằng lời nói với người lớn, chúng luôn được mong rằng sẽ tạo ra cấu trúc lời nói một cách cẩn thận. Điều đó chứng minh rằng văn hóa khiêm tốn và tôn trọng là một chuỗi những hành vi của lời nói và các loại hình đàm thoại thể hiện yếu điểm và tự ti. Quá trình tự kiểm duyệt cẩn thận này minh họa cho văn hóa tương tác của người bản địa Mỹ Atthapaskin và Cherokee thường chủ yếu phụ thuộc vào giao tiếp phi ngôn ngữ.[51]

Những tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng bởi đa số trẻ em của cộng đồng người Ấn độ trong môi trường học đường của chúng. Điều này bao hàm sự tham khảo đối với cách thể hiện tôn giáo bằng các cử chỉ bàn tay cách điệu như ngôn ngữ trong gia tiếp của người bản địa Mỹ, giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ sẽ kiềm chế cảm xúc bản thân, và những chuyển động của cấu trúc khuôn mặt thu hút sự chú ý của mắt trong quá trình giao tiếp trực diện. Bởi thế, trẻ em chỉ được tiếp cận các tình huống xã hội trong phòng học có thể gặp khó khăn với cách học tập chủ yếu thông qua lời nói. Đa số trẻ em Ấn Độ thu được nhiều lợi ích từ hình mẫu học tập phù hợp với giao tiếp phi ngôn ngữ cấu tạo bởi sự hợp tác, những cử chỉ truyền thống, học hỏi thông qua quan sát và chia sẻ kinh nghiệm.[52]

Đáng chú ý là trong khi giao tiếp phi ngôn ngữ phổ biến hơn trong xã hội người Mỹ bản địa, nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ vẫn được sử dụng. Giao tiếp bằng ngôn ngữ không thể thay thế sự tham gia của một người vào các hoạt động nhưng có thể thay thế các hoạt động với vai trò hướng dẫn bổ sung hoặc phụ trợ cho việc hoàn thiện một hoạt động.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ http://journals.cambridge.org.proxy2.lib.uwo.ca/ac... http://adiloran.com/ODTU-isletme/FirstImpressions.... http://www.brighthubpm.com/monitoring-projects/851... http://brktrail.com/bodylanguage/ http://www.digitaldreamart.com/storage/Gentlemen.p... http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/w... http://www.gcastrategies.com/booksandarticles/62/c... http://www.globepequot.com/knack_body_language-978... http://sites.google.com/site/nonverbalcommunicatio... http://www.kevinhogan.com/downloads/8Mistakesp.pdf